Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh viết: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng với hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh cách mạng đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng..
Đảng
ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít
của cách mạng thế giới. Từ đây giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Việt Nam tham gia một cách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách
mạng của nhân dân thế giới.
Nguyễn
ái Quốc - Hồ Chí Minh, người Việt Nam yêu nước tiên tiến đã tìm được
con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát
triển của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại. Người đã tiếp thu và
phát triển học thuyết Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa, xây dựng hệ
thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tổ chức truyền bá
lý luận đó vào Việt Nam, ra sức chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ
chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị
đúng đắn nhằm dẫn đường cho dân tộc ta tiến lên trong cuộc đấu tranh
vì độc lập tự do.
Ngay
từ ngày mới thành lập "Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng,
đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới
mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững
bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản
phong..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét