25-12-1927 :Việt Nam Quốc dân đảng ra đời. |
Cuối
năm 1926, đầu năm 1927, tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên có tư
tưởng yêu nước cho ra đời Nam Đồng thư xã, một nhà xuất bản chuyên in
những sách báo tiến bộ do anh em Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm chủ
trương: Dần dần Nam Đồng thư xã đã tập hợp được một số trí thức, công
chức, sinh viên, nhân sĩ… trong đó sau này có những người trở thành yếu
nhân của Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn
Trần Nghiệp… Sau thời gian vận động chuẩn bị, vào đêm 24 rạng
25-12-1927, một cuộc họp được tổ chức tại số nhà 9 đường 96 phố Trúc
Bạch (Hà Nội), quyết định thành lập tổ chức chống Pháp lấy tên là Việt
Nam Quốc dân đảng.
Cuối năm 1926, đầu năm 1927, tại Hà Nội, một
nhóm những thanh niên có tư tưởng yêu nước cho ra đời Nam Đồng thư xã,
một nhà xuất bản chuyên in những sách báo tiến bộ do anh em Phạm Tuấn
Tài, Phạm Tuấn Lâm chủ trương: Dần dần Nam Đồng thư xã đã tập hợp được
một số trí thức, công chức, sinh viên, nhân sĩ… trong đó sau này có
những người trở thành yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn
Thái Học, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp… Sau thời gian vận động chuẩn
bị, vào đêm 24 rạng 25-12-1927, một cuộc họp được tổ chức tại số nhà 9
đường 96 phố Trúc Bạch (Hà Nội), quyết định thành lập tổ chức chống Pháp
lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng.
Thành
phần chủ yếu tham gia là tầng lớp tiểu tư sản trí thức thành thị như học
sinh, sinh viên, giáo viên, công chức… Ngoài ra, Đảng còn phát triển
khá mạnh vào hàng ngũ binh lính ngụy và một bộ phận tầng lớp trên ở nông
thôn. Sau đó, Việt Nam Quốc dân đảng còn thu hút được nhóm Việt Nam
Quốc dân của Nguyễn Khắc Nhu đang có chủ trương bạo động ở vùng Bắc
Ninh, Bắc Giang.
Về tổ chức, Việt Nam Quốc
dân đảng có 4 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Chi bộ. Trong thực tế, địa
bàn hoạt động chủ yếu là ở Bắc Kỳ và chưa khi nào tổ chức được một cơ
quan trung ương thống nhất trên cả nước.
Về
đường lối chính trị, tổ chức này có khuynh hướng là bạo động. Chương
trình, điều lệ của Đảng lúc đầu còn mơ hồ, nhưng ngày càng bộc lộ lập
trường dân chủ tư sản và chịu ảnh hưởng phần nào của học thuyết “Tam
dân” của Quốc dân đảng Trung Quốc.
Sau vụ ám
sát Badanh (tháng 2-1929), Việt Nam Quốc dân đảng bị đàn áp, bị đẩy vào
tình thế phải phát động một cuộc bạo động non (tháng 2-1930). Sự khủng
bố tàn bạo của thực dân Pháp đã dẫn tổ chức này đến sự tan vỡ hoàn
toàn.
II/ KHỞI NGĨA YÊN BÁI THẤT BẠI
Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều trắc trở,
thời gian phát dộng cuộc khởi nghĩa lúc đầu được ấn định vào ngày
10-2-1930, sau đó Nguyễn Thái Học lại quyết định hõan tới 15-2. Nhưng do
chỉ đạo không thống nhất và thiếu sự phối hợp nên cuộc nổi dậy của tổ
chức Việt Nam Quốc dân đảng đã diễn ra không đồng nhất.
Do quá trình chuẩn bị gặp nhiều trắc trở, thời
gian phát dộng cuộc khởi nghĩa lúc đầu được ấn định vào ngày 10-2-1930,
sau đó Nguyễn Thái Học lại quyết định hõan tới 15-2. Nhưng do chỉ đạo
không thống nhất và thiếu sự phối hợp nên cuộc nổi dậy của tổ chức Việt
Nam Quốc dân đảng đã diễn ra không đồng nhất. Phần lớn tại các địa
phương, cuộc khởi nghĩa bắt đầu vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930, nơi
nổ súng đầu tiên và quyết liệt nhất là ở Yên Bái, do đó sự kiện này
thường được gọi chung là khởi nghĩa Yên Bái.
Tại Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ và Sơn Tây, lực lượng nghĩa
quân đều hành động vào rạng sáng ngày 10-2, nhưng do việc chuẩn bị không
chu đáo, có nơi kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ trước giờ hành động, do
tương quan lực lượng địch còn mạnh cũng như sự phối hợp tác chiến của
nghĩa quân kém hiệu quả nên các cuộc khởi nghĩa nổ ra hầu hết bị nhanh
chóng dập tắt. Các yếu nhân như Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính đều bị
bắt. Ở Hà Nội, sau khi nghe tin các địa phương trên đã khởi sự, các
chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng do đoàn Trần nghiệp chỉ huy chỉ kịp gây
ra một số vụ nổ bom ở Sở Sen đầm, Sở Mật thám và bốt cảnh sát…
Ở các tỉnh
đồng bằng, lực lượng nghĩa quân hoạt động rời rạc, thiếu phối hợp nên
lần lượt bị dập tắt nhanh chóng.
Sau khi Khởi
nghĩa Yên Bái thất bại, việc đàn áp khốc liệt của chính quyền thực dân
Pháp đã dẫn tới sự tan vỡ không cứu vãn được của tổ chức Việt Nam Quốc
dân đảng.
Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc
dân đảng mặc dù là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử của phong trào giải
phóng dân tộc Việt Nam, nhưng nó chỉ là: “một cuộc bạo động bất đắc dĩ,
một cuộc bạo động non, để chết luôn không bao giờ ngóc lên nữa. Khẩu
hiệu “Không thành công thì thành nhân” biểu lộ tính chất không vững
chắc, non yếu của phong trào tư sản…sau cuộc bạo động Yên Bái, ngọn cờ
phản đế, phản phong, ngọn cờ giải phóng dân tộc đã chuyển dần qua tay
giai cấp vô sản, vì vậy, từ năm 1930 trên dải đất Việt Nam, phong trào
chống đế quốc, giành độc lập, giải phóng dân tộc chỉ là những phong trào
do giai cấp vô sản lãnh đạo”; “cuộc khởi nghĩa Yên Bái tuy oanh
liệt…nhưng chỉ như tiếng nổ trong canh trường im lặng. Cuộc khởi nghĩa
đã chấm dứt hẳn thời kỳ lãnh đạo từng phần của giai cấp tiểu tư sản”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét