II/ AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG (8-1929)
III/ ĐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN LIÊN ĐOÀN (9-1929)
***Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản
Phong trào công nhân cuối những năm 20 phát triển không đồng đều, mạnh
nhất là phong trào công nhân ở Bắc Kỳ, bởi ở đây có đông hội viên và
trong hoạt động thực tiễn có nhiều sáng tạo.***
o Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản
Phong
trào công nhân cuối những năm 20 phát triển không đồng đều, mạnh nhất
là phong trào công nhân ở Bắc Kỳ, bởi ở đây có đông hội viên và trong
hoạt động thực tiễn có nhiều sáng tạo. Phong trào "vô sản hóa" cũng được
phát sinh từ đây và đã góp phần đẩy nhanh quá trình kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân. Từ thực tiễn sinh động đó, những
ng¬ười lãnh đạo trong Kỳ bộ '' Bắc Kỳ những học trò xuất sắc của Nguyễn
ái Quốc, đã nắm bắt được đòi hỏi '' của phong trào, nhận ra sự cấp
thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản thay cho HVNCMTN để tiếp tục đưa
phong trào giải phóng dân tộc tiến lên.
Tháng
3-1929, Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Đỗ
Ngọc Du, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân, họp tại ngôi nhà số 5D phố Hàm
Long (Hà Nội) đã quyết định lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên nhóm làm đầu
tàu cho cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Ở Việt Nam
.
Tại
Đại hội đầu biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ họp vào cuối tháng 3-1929 trong đồn điền
Bô ren (Sơn Tây) đã nhất trí thông qua chủ trương lập Đảng Cộng sản thay
cho HVNCMTN đã hết vai trò lịch sử và cử một đoàn đại biểu gồm 4 đồng
chí do Trần Văn Cung, Bí thư Kỳ bộ, dẫn đầu đi dự Đại hội I của Hội
VNCMTN sẽ họp ở Hương Cảng. Đại hội cũng giao cho đoàn đại biểu của mình
có nhiệm vụ '' đấu tranh khẳng định xu thế thành lập Đảng Cộng sản của
Kỳ bộ mình tại Đai '' hội I Hội VNCMTN. 1 Đầu tháng 5-1929, tại Đại hội I
của HVNCMTN, Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã đưa ra đề nghị giải tán tổ
chức Thanh niên và thành lập Đảng Cộng sản. Nhưng đề nghị đó không được
chấp nhận, nên Đoàn đã bỏ đại hội ra về.
Sau
khi về tới Hà Nội, ngày 1-6-1929, Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã ra Tuyên
ngôn giải thích lý do họ bỏ Đại hội ra về và chỉ ra những điều kiện
khách quan và chủ quan đã chín muồi để thành lập một chính đảng của giai
cấp công nhân.
Đêm 17-6-1929, 20 đại biểu ưu tú
của Kỳ bộ Bắc Kỳ đã nhóm họp từ ngôi nhà 312 phố Kham Thiên (Hà Nội)
tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Hội nghị đã thông qua
Tuyên ngôn, Điểu lệ và quyết định xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan ngôn
luận của Đảng. Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản đảng xác định rõ tính
chất của Đảng : "Đông Dương Cộng sản đảng là Đảng cách mạng, đại biểu
cho tất cả anh chị em vô sản giai cấp (tức thợ thuyền) ở Đông Dương.
Đảng Cộng sản là đảng bênh vực cho toàn thế giới vô sản giai cấp, nhưng
chỉ gồm những người nào giác ngộ cách mạng, tiên tiến hơn cả trong giai
cấp vô sản".
Cùng với công tác tuyên truyền,
Đông Dương Cộng sản đảng đã cử người vào Trung Kỳ và Nam Kỳ tuyên truyền
và tổ chức các cơ sở Đảng Ở các địa phương đó. Trước ảnh hưởng sâu
rộng của Đông Dương Cộng sản đảng, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam Kỳ đã
quyết định thành lập An Nam Cộng .sản đảng vào tháng 8-1929(7), xuất
bản báo ĐỎ làm cơ quan ngôn luận của mình
.
Cùng
với quá trình phân hóa trong HVNCMTN dẫn tới sự ra đởi của hai tổ chức
cộng sản, khuynh hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa ngày càng thắng thế
trong Tân Việt Cách mạng đảng. Các đại biểu cấp tiến của Tân Việt đã
nhóm họp tại Sài Gòn vào tháng 9-1929, ra "Tuyên đạt" tuyên bố chính
thức thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn và sẽ cùng Đông Dương Cộng
sản đảng và An Nam Cộng sản đảng "1iên hợp thành một tổ chức cộng sản ở
Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản vững chắcvà duy nhất". Sự ra đời của
ba tổ chức cộng sản ở nửa sau năm 1929 khẳng định hệ tư tưởng cộng sản
đã chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét