*****HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM DO NGUYỄN ÁI QUỐC
CHỦ TRÌ*****
Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng
1. Hội nghị thành lập Đảng
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một đảng cộng sản thống nhất. Sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân tán. Điều đó không phù hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của đảng cộng sản.
Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản ở Đông Dương tài liệu Về việc thành lập một đảng cộng sản ở Đông Dương,
chỉ rõ: "Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào
quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành
một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng
ở Đông Dương". Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh: "Nhiệm vụ quan trọng nhất
và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành
lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản,
nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó
phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương
Song, tài liệu này chưa đến tay những người cộng sản Việt Nam.Lúc đó Nguyễn ái Quốc đang ở Xiêm tìm đường về nước thì nhận được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt, "những người cộng sản chia thành nhiều phái", Nguyễn ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng (Trung Quốc). "Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương", Người chủ động triệu tập "đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam)" và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930. Sau này, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) căn cứ vào những tài liệu hiện có, đã ra Nghị quyết về ngày thành lập Đảng, trong đó ghi rõ: "lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng"
Tham
dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình
Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng
(Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Tổng số đảng viên của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng cho tới Hội nghị hợp nhất là 310 đồng chí (ở Xiêm: 40, Bắc Kỳ: 204, Nam Kỳ: 51, Trung Quốc và nơi khác: 15, Trung Kỳ thì ghép vào Bắc Kỳ và Nam K.
Hội
nghị hoàn toàn nhất trí, tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông
Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất,
lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt
của Đảng. Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn ái Quốc viết Lời kêu gọi
công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc
lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để đánh đổ đế quốc Pháp, phong
kiến An Nam và tư sản phản cách mạng "làm cho nước An Nam được độc lập"
Hội nghị cũng vạch kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
Sau
Hội nghị hợp nhất, ngày 8-2-1930 các đại biểu về nước thực hiện kế
hoạch hợp nhất các cơ sở đảng ở trong nước. Ban Chấp hành Trung ương
lâm thời của Đảng được thành lập gồm có Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan,
Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phan Hữu Lầu, Lưu
Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Tiếp đến các xứ uỷ cũng được
thành lập. Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ,Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét