Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ CHO TỔNG KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN 1942-1945


















Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1941-1945)
Image
1. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Ngày 28-1-1941, sau 30 năm tìm đường cứu nước và hoạt động yêu nước ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) là nơi đầu tiên được Người chọn đặt cơ quan lãnh đạo cách mạng.
1. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm tìm đường cứu nước và hoạt động yêu nước ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) là nơi đầu tiên được Người chọn đặt cơ quan lãnh đạo cách mạng. 

Về đến Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc bắt tay ngay vào việc xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức quần chúng, chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng. Hội nghị họp trong tháng 5-1941 tại Pắc Bó do Người chủ trì, tiếp tục chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, nhưng nêu cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Việt Nam, Lào,Campuchia, ở mỗi nước thành lập một mặt trận đoàn kết dân tộc. Ở Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), thành lập ngày 19-5-1941, bao gồm các tổ chức quần chúng, lấy tên là Hội cứu quốc, nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cầu cuộc dân tộc giải phóng.

Chuẩn bị tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang khi thời cơ đến lúc này được coi là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta.
Cuối năm 1940, sau khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang chuyển sang xây dựng các đội du kích, sau thống nhất thành đội Cứu quốc quân hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai. Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (từ tháng 7-1941 đến tháng 2-1942) sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng và tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn. 

Thời gian này, Cao Bằng được coi là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp chín châu của Cao Bằng có Hội cứu quốc, trong đó có ba châu "hoàn toàn", nghĩa là mọi người đều gia nhập tổ chức Việt Minh, xã nào cũng có Uỷ ban Việt Minh. Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng được thành lập. Sang năm 1943, Uỷ ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh lập ra 19 ban xung phong "Nam tiến" để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn-Võ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi
.
Trong khi chú trọng xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng cơ bản ở nông thôn và thành thị, Đảng vẫn không xem nhẹ việc tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân khác, như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào Mặt trận cứu nước. Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, vận động thành lập Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam (cuối năm 1944) và Đảng Dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh (tháng 6-1944). Đảng còn chủ trương vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tranh thủ cả những ngoại kiều ở Đông Dương có tinh thần chống phát xít.

Giữa năm 1944, tình hình thế giới và nước ta chuyển biến mau lẹ có lợi cho cách mạng. Căn cứ vào đó, ngày 7-5-1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ: "phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt ... Cơ hội cho 1 dân tộc ta chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh".
Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và được Hồ Chí Minh giao trọng trách, ngày 22-12-1944 Võ Nguyên Giáp thành lập "Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân" gồm 34 chiến sĩ trong một khu rừng thuộc thâu Nguyên Bình - Cao Bằng. Sau đó, Đội xuất quân và giành chiến thắng liền trong hai trận, tiêu diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) ngày 25 và 26-12-1944.

Phát huy trận đầu ra quân là chiến thắng, Đội đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị và quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng khu căn cứ Cao-Bắc-Lạng, cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng trong cả nước. 

Ở Thái Nguyên, Đội Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích, hạ nhiều đồn địch, phối hợp cùng với nhân dân thành lập chính quyền ở một số nơi. Đến giữa tháng 5-1945, hai Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng nhau hợp nhất thành Việt Nam Giải phóng quân
.
Như vậy, bên cạnh lực lượng hùng hậu của quần chúng, lực lượng vũ trang ra đời và trưởng thành nhanh chóng, trở thành chỗ dựa cho cách mạng. 

2. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng 

Trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng, Đảng Cộng sản đấu tranh chống lại nọc độc văn hoá tư tưởng phản động, phản khoa học của Nhật-Pháp và tay sai, tuyên truyền phổ biến văn hoá tư tưởng tiến bộ, khoa học, cách mạng, đường lối chính sách của Đảng và Mặt trận, nhằm giác ngộ cổ vũ quần chúng tham gia cách mạng.

Một trong những vũ khí sắc bén nhất của cuộc đấu tranh là sách báo. Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta luôn quan tâm đến báo chí. Báo của Đảng và Việt Minh lần lượt ra đời, ngày càng nhiều về số lượng và tốt về chất lượng, đã giữ vai trò hết sức to lớn trong đấu tranh. Đó là những tờ báo: Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Bãi sậy,Đuổi giặc nước, Tiền phong, Kèn gọi lính, Quân giải phóng, Kháng địch, Độc lập... Ngay trong một số nhà tù đế quốc các chiến sĩ cộng sản của ta cũng đã cho ra báo, như Suốì reo (Sơn La), Bình Minh (Hoà Bình), Thông reo (Chợ Chu), Dòng sông Công(Bà Vân), v.v..

Đảng và Mặt trận Việt Minh còn phái các cán bộ hoạt động dưới hình thức công khai, bán công khai trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng để gây dựng phong trào văn hoá tư tưởng tiến bộ, cách mạng, mang tính chất quần chúng; họ đi sâu đi sát với những người làm công tác văn hoá-văn nghệ, với giới trí thức, thanh niên để tổ chức, đoàn kết họ, hướng họ tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, vào công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của toàn dân.

Đề cương văn hoá Việt Nam do Đảng Cộng sản đưa ra năm 1943 đã vạch rõ tính chất phản động của văn hoá nô dịch của thực dân Pháp- phát xít Nhật và tay sai, nêu lên tầm quan trọng của cách mạng văn hoá, là một trong ba mặt trận đấu tranh do Đảng lãnh đạo đó là chính trị, kinh tế và tư tưởng văn hoá. 

Văn hoá mới của Việt Nam là nền văn hoá mang tính chất dân tộc và dân chủ. Nền văn hoá đó phải được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: khoa học, dân tộc, đại chúng.

Muốn cho ba nguyên tắc đó được thực hiện, một mặt,cần ra sức xây dựng nó; mặt khác,cần tích cực đấu tranh chống lại văn hoá tư tưởng thực dân phong kiến,nô dịch,phản khoa học, phản dân tộc,phản nhân dân, xa rời quần chúng. Cùng với "Đề cương văn hoá Việt Nam", Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam ra đời và tham gia Việt Minh. 

Đảng còn vận động,giúp đỡ một số sinh viên, trí thức yêu nước tiến bộ thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, một chính Đảng của tư sản dân tộc và trí thức yêu nước, tiến bộ Việt Nam. Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời tháng 6–1944 và gia nhập Việt Minh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét