Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM (1919-1930):




Bài 1: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925


I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
* Hoàn cảnh lịch sử
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập có lợi cho các nước thắng trận trong đó có Pháp.
- Tuy nhiên, sau chiến tranh ở Pháp bị thiệt hại nặng nề.
- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, quốc tế cộng sản ra đời có tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam.
® Trong bối cảnh đó Pháp tiến hành cuộc khai thác lần hai ở Đông Dương.
- Thời gian : từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
- Mục đích :
+ Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh.
+ Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.
* Chính sách khai thác kinh tế :
- Trong cuộc khai thác lần này Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn : vốn đầu tư tăng (1924 – 1929) lên 4 tỉ Phrăng.
- Trong nông nghiệp : thu hút vốn nhiều nhất chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao su.
- Trong công nghiệp : coi trọng việc khai thác mỏ (mỏ than), ngoài ra mở mang một số ngành chế biến : muối, xay xát, dệt …
- Thương nghiệp : có bước phát triển mới, nhưng do Pháp nắm độc quyền nhất là ngoại thương.
- Giao thông vận tải : được phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn.
- Pháp còn tăng thuế để tăng ngân sách Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
* Nhận xét :
- Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng.
- Những chính sách chỉ nhằm khai thác, bóc lột, phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp (chính sách thực dân) ® Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
2. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
- Chính trị :
+ Tăng cường chính sách cai trị.
+ Đưa thêm người Việt vào các công sở.
- Văn hóa, giáo dục :
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng hơn gồm tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học.
+ Sách báo được xuất bản ngày càng nhiều, nhất là những sách báo cổ vũ cho tư tưởng Pháp – Việt đề huề.
+ Văn hóa phương Tây du nhập mạnh vào Việt Nam, phát triển đan xen với văn hóa truyền thống.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.
* Kinh tế :
- Sự đầu tư vốn và các nhân tố kĩ thuật làm kinh tế của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.
- Do chính sách kìm hãm của thực dân Pháp mà kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối lạc hậu, nghèo, mang nặng tính lệ thuộc vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.
* Xã hội : do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới :
- Giai cấp địa chủ : tiếp tục phân hóa một bộ phận trung, tiểu, địa chủ tham gia phong trào dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân bị đế quốc phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa nên căm thù đế quốc, phong kiến, là lực lượng cách mạng to lớn.
- Tiểu tư sản : số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống đế quốc và tay sai, là đội ngũ trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh.
- Tư sản dân tộc là giai cấp có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Công nhân ngày càng phát triển (đến 1929 có 22 vạn người). Ngoài đặc điểm chung của công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng : chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ), có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
® Vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
II. Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam 1919 - 1925
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài.
* Phan Bội Châu :
- Cách mạng tháng Mười Nga làm thay đổi quan điểm cách mạng của Phan Bội Châu ® Từ đó ông chuyển sang nghiên cứu, tìm hiểu cách mạng tháng Mười.
- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị bắt (tại Trung Quốc) rồi bị kết án và cuối cùng đưa về an trí tại Huế.
* Phan Châu Trinh :
- Tiếp tục các hoạt động cách mạng yêu nước tại Pháp.
- Năm 1925 về nước tiếp tục hoạt động theo đường lối cũ.
* Tại Trung Quốc :
- Nhóm thanh niên yêu nước : Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn thành lập Tâm Tâm xã.
- Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái gây tiếng vang lớn.
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.
* Tư sản :
- Sau chiến tranh mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội.
- Năm 1923, địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.
- Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kì còn thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Khi Pháp nhượng bộ, họ ngừng đấu tranh.
* Tiểu tư sản : hoạt động sôi nổi :
- Thành lập tổ chức chính trị … Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi : mít tinh, biểu tình, bãi khóa … lập nhà xuất bản tiến bộ, ra sách báo tiến bộ.
- Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).
* Công nhân : phong trào công nhân còn lẻ tẻ tự phát.
- Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
- Tháng 8/1925 : phong trào đấu tranh của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son ® Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
2. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Cuối 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, ra nhập Đảng Xã hội Pháp.
- Ngày 18/6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.
- Tháng 7/1920, Người đọc Luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa ® Tìm thấy con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc.
- Tháng 12/1920, dự Đại hội Tua, tán thành quốc tế thứ III và tham gia Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản.
- Năm 1921, thành lập hội Liên hiệp các thuộc địa ở Pari, ra báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận của hội. Viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp ® Sách báo này đều được bí mật đưa về nước.
- Tháng 6/1923, sang Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và dự Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
- Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc :
+ Tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét